Phi công chụp được cảnh tượng 'choáng váng' từ cửa sổ máy bay
Lễ khai mạc có sự tham dự của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk, TP.Buôn Ma Thuột và các địa phương; Tổng Giám đốc Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) - bà Vanusia Nogueira; đại diện các Bộ, ban, ngành trung ương, đoàn ngoại giao, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp cùng đông đảo phóng viên báo chí trong và ngoài nước. Với những nội dung đặc sắc ca ngợi con người, vùng đất Buôn Ma Thuột, tôn vinh những giá trị của cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, văn hóa cà phê Việt Nam, Lễ khai mạc đã thu hút hàng ngàn du khách trong nước, quốc tế, người dân địa phương cùng theo dõi ngay tại quảng trường, cũng như qua chương trình truyền hình trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Việt Nam - kênh VTV1 & Kênh DRT - Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh Tây nguyên.Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 diễn ra từ 9 - 13.3 là sự kiện trọng đại chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025). Là một trong những hoạt động quan trọng của kỳ lễ hội năm nay, lễ khai mạc được dàn dựng công phu, quy mô với chương trình nghi lễ trang trọng có sự tham gia của đông đảo các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ban ngành đoàn thể trung ương, địa phương, các tổ chức, hiệp hội cà phê thế giới và đông đảo mời đến từ hơn 30 quốc gia. Đồng thời, chương trình nghệ thuật đặc sắc tôn vinh hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và văn hóa cà phê Việt Nam quy tụ hơn 1.500 nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, sinh viên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các đoàn nghệ thuật trong nước, quốc tế tham gia.Tại lễ khai mạc, ông Trần Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu chào mừng lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột và nhấn mạnh giá trị của cà phê Việt Nam: "Cà phê là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực Việt Nam, là trụ cột xuất khẩu nông sản quốc gia, khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 không chỉ tôn vinh cà phê Việt Nam, biểu tượng của sáng tạo, thành công mà còn là diễn đàn mang tầm vóc toàn cầu, nơi các quốc gia sản xuất và tiêu dùng cà phê hội tụ, cùng nhau chia sẻ tầm nhìn bền vững cho ngành cà phê thế giới".Cũng trong chương trình Lễ khai mạc, bà Huỳnh Thị Chiến Hòa, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Phó trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 phát biểu: "Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột là sự kiện kinh tế, văn hóa nổi bật của tỉnh Đắk Lắk, qua 8 lần tổ chức đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân, du khách trong nước và quốc tế, trở thành ngày hội để vinh danh những người trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê. Với tinh thần đổi mới và sáng tạo, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 hứa hẹn nhiều chương trình ý nghĩa, đặc sắc và hấp dẫn, mang đến quý vị, du khách những trải nghiệm thú vị, được đắm mình vào hương sắc cà phê và những lễ hội văn hóa độc đáo hòa cùng tiếng cồng chiêng trong thời khắc đẹp nhất của tháng 3 Tây nguyên".Đặc biệt, lần đầu tiên tham dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, Bà Vanusia Nogueira - Tổng giám đốc Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) phát biểu tại lễ khai mạc: "Thay mặt cho Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), tôi tự hào đứng ở đây để cùng quý vị tôn vinh vai trò quan trọng của cà phê và những tác động kinh tế - xã hội sâu sắc của cà phê đối với đời sống của người nông dân địa phương, đặc biệt là ở khu vực Tây nguyên và tỉnh Đắk Lắk. ICO luôn cam kết trong việc hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị cà phê, cải thiện đời sống, đảm bảo thu nhập ổn định và thịnh vượng cho nông dân, phát triển bền vững về môi trường trong ngành, thúc đẩy tiêu dùng cà phê toàn cầu".Diễn ra đúng vào dịp chào mừng Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025), trong phần nghi lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, tổ khúc nghệ thuật "Buôn Ma Thuột - 50 năm hòa bình và phát triển" đã đưa đại biểu, người xem cùng hòa chung không khí hào hùng đầy tự hào về tinh thần kiên cường của con người Tây nguyên, và hành trình vươn lên mạnh mẽ của thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột trong nửa thế kỷ qua để trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới".Đặc biệt, ngay trong lễ khai mạc Lễ hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức trao Chứng nhận "Tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk" là Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia cho tỉnh Đắk Lắk. Đây là niềm vui mừng, phấn khởi của người nông dân trồng cà phê nói riêng cũng là niềm vinh dự, tự hào của ngành cà phê, của tỉnh Đắk Lắk nói chung. Sự kiện này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định giá trị di sản đặc biệt của cà phê Đắk Lắk, cũng như ghi nhận sự đóng góp to lớn của những người nông dân trồng trọt, người chế biến cà phê… đã cống hiến chung tay tạo nên sự phát triển của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và ngành cà phê Việt Nam nói chung trên toàn cầu.Lấy thông điệp "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới" làm chủ đề, chương trình nghệ thuật lễ khai mạc lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm nay không những tạo một ấn tượng mạnh mẽ với du khách, người yêu cà phê về một chương trình nghệ thuật đặc sắc được dàn dựng công phu mà còn khơi dậy niềm tự hào sâu sắc về vùng đất, con người, văn hóa cà phê Buôn Ma Thuột trên hành trình vươn mình trở thành "Thành phố cà phê của thế giới". Đây là lần đầu tiên Ban Tổ Chức Lễ hội giao trọng trách cho Tập đoàn Trung Nguyên Legend phối hợp tổ chức Lễ khai mạc với mong muốn tạo nên một Lễ khai mạc đặc sắc, giàu tính mới, hấp dẫn để Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột thật sự là "Điểm đến của cà phê thế giới".Những phần trình diễn đầy màu sắc văn hóa Tây nguyên kết hợp tinh tế giữa âm nhạc, ánh sáng, nghệ thuật cùng sự tham gia của đông đảo nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, sinh viên địa phương, trong nước, quốc tế trên không gian sân khấu hóa được tạo hình đẹp mắt kết hợp yếu tố truyền thống và công nghệ hiện đại không ngừng cuốn hút người xem.Gồm ba chương "Buôn Ma Thuột - Khát vọng vươn xa", "Buôn Ma Thuột - Hạt vàng đen Robusta" và "Buôn Ma Thuột - Thành phố Cà phê", chương trình nghệ thuật đưa người xem đắm mình hoàn toàn vào không gian văn hóa, đời sống cà phê Tây nguyên, qua đó, khám phá hành trình cây cà phê cùng con người nơi đây kiên cường, không ngừng nỗ lực vươn lên để góp phần đưa Buôn Ma Thuột trở thành "Thủ phủ cà phê toàn cầu". Từ tiết mục múa "Những dấu chân khai phá" trong chương "Buôn Ma Thuột - Khát vọng vươn xa" với những điệu múa cồng chiêng mạnh mẽ và âm hưởng Tây nguyên hào sảng đã mang đến một không gian Tây nguyên hùng tráng, đầy khát vọng. Hành trình phát triển của vùng đất đỏ bazan màu mỡ cách đây 160 triệu năm, nơi những người con Tây nguyên đã đi khai sơn phá thạch, gìn giữ mảnh đất cao nguyên hùng vĩ và cùng nhau kiến tạo một nền văn hóa đặc sắc được tái hiện một cách rõ nét.Chương "Buôn Ma Thuột - Hạt vàng đen Robusta" tiếp tục đem đến sự bùng nổ cảm xúc và năng lượng mạnh mẽ. Qua màn trình diễn nghệ thuật kết hợp pha chế cà phê cùng những ly cà phê tuyệt ngon được trao đến đại biểu, khán giả ngay trong chương trình đã tạo dấu ấn đặc biệt cho người xem. Giá trị của hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột được khẳng định và tôn vinh bởi những phẩm chất khác biệt, đặc biệt, lấp lánh như những hạt vàng đen đã chinh phục người tiêu dùng trong nước và thế giới, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực "bùng nổ trên toàn cầu" và đưa Việt Nam trở thành cường quốc sản xuất, xuất khẩu cà phê Robusta lớn bậc nhất thế giới.Khép lại với chương "Buôn Ma Thuột - Thành phố Cà phê", chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội mở ra bức tranh tương lai triển vọng của thủ phủ Buôn Ma Thuột với quyết tâm "nâng tầm giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà trở thành cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật đến cà phê triết đạo". Những màn trình diễn sôi động, nhiệt huyết của các diễn viên trẻ đưa khán giả cảm nhận nhịp sống sôi động của một thành phố giàu tiềm năng đang vươn mình mạnh mẽ để trở thành Thành phố cà phê của thế giới. Tự hào tiếp nối hành trình phát triển, thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ vùng đất trồng cà phê mà sẽ là nơi định hình và lan tỏa văn hóa cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới.Với thông điệp Buôn Ma Thuột - "Điểm đến của cà phê thế giới", Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ là dịp tôn vinh ngành cà phê mà còn thúc đẩy phát triển du lịch, thương mại và đầu tư cà phê bền vững. Tiếp nối chương trình khai mạc, nhiều hoạt động hấp dẫn tiếp tục diễn ra như hội chợ triển lãm chuyên ngành Cà phê và sản phẩm OCOP, Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối nâng tầm cà phê Việt, cùng nhiều hoạt động du lịch văn hóa hưởng ứng trên toàn tỉnh hứa hẹn mang đến lễ hội cà phê đặc sắc, quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột và tạo dựng hình ảnh về một Đắk Lắk năng động, phát triển với thế giới.Đại hội bóng đá kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Nhật
Theo đó, khu phức hợp Tháp Quan sát (Empire City) thuộc Khu chức năng dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm của Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương cùng với 4 dự án khác sẽ được cấp sổ đỏ, được đóng tiền sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung cho dự án gồm: khu phức hợp thông minh thuộc dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm do Công ty TNHH Lotte Properties HCMC làm chủ đầu tư; khu đất 14,8 ha tại phường An Phú, TP.Thủ Đức có chủ đầu tư là Công ty Nguyên Phương; khu phức hợp Tháp Quan sát thuộc Khu chức năng dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm của Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương; khu nhà ở cao tầng tại phường Phú Mỹ, quận 7 của chủ đầu tư Hưng Lộc Phát và dự án khu thương mại - căn hộ I-Home (Gò Vấp) của chủ đầu tư CT Group. Dự kiến sau khi được gỡ vướng, 5 dự án trên sẽ giúp bổ sung vào nguồn thu ngân sách thành phố hơn 18.000 tỉ đồng.Trước đó vào năm 2022, Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương, chủ đầu tư dự án Empire City kêu cứu vì thủ tục hành chính quá chậm và việc không được cấp sổ đỏ cho các khu đất đã mua.Trong văn bản gửi đến ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Võ Sỹ Nhân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương, cho biết công ty đã thực hiện xong việc thanh toán toàn bộ tiền sử dụng đất của dự án từ năm 2017. Đã thi công toàn bộ hạ tầng khu đất được giao, đã xây dựng xong 3 cụm chung cư phức hợp…, với tổng vốn đầu tư đã giải ngân khoảng 13.000 tỉ đồng.Tuy nhiên nhiều năm qua, công ty gặp khó khăn trong thực hiện thủ tục pháp lý đầu tư và đất đai để triển khai giai đoạn 2 do chờ các cấp giải quyết các nội dung kết luận về khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra Chính phủ. Điều này đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến kế hoạch đầu tư bị tác động mạnh, chi phí vốn gia tăng đáng kể.Việc chậm được cấp sổ đỏ cho các khu đất tại Thủ Thiêm mà công ty đã đóng đủ tiền sử dụng đất ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch đầu tư kinh doanh của dự án và thời gian thực tế sử dụng đất ngắn hơn. Đặc biệt là tác động mạnh vào tâm lý và niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh, vốn là các tập đoàn phát triển bất động sản, quỹ đầu tư tài chính đến từ Singapore và Hồng Kông đã gắn kết với Việt Nam lâu dài.Do đó, công ty đề nghị UBND TP.HCM và các sở ngành ưu tiên cấp phép cho dự án MU8 lô 2-18. Cấp sổ đỏ cho dự án bởi đã nhiều năm sau khi hoàn thành đóng tiền sử dụng đất là gần 3.600 tỉ đồng, nhưng công ty mới chỉ được cấp sổ đỏ cho 3 lô đất trên tổng số 9 lô đất được giao.Để có đủ điều kiện triển khai dự án theo tiến độ đầu tư được duyệt và giải quyết quyền lợi chính đáng, hợp pháp của chủ đầu tư, doanh nghiệp này đã nhiều lần gửi công văn kiến nghị đến UBND TP.HCM chấp thuận cấp sổ đỏ cho các lô đất còn lại hoặc sớm giải quyết cấp trước 1 số lô đất, cụ thể là lô đất 2-13 và 2-18 theo thông báo của Văn phòng UBND TP.HCM năm 2019. Trong văn bản, công ty cam kết, ngay sau khi được cấp sổ đỏ cho các lô đất và hỗ trợ đẩy nhanh các thủ tục xây dựng cơ bản trong phê duyệt và cấp phép theo kiến nghị, công ty sẽ thực hiện các hạng mục còn lại của dự án, bao gồm xây dựng tòa tháp văn phòng trung tâm tài chính quốc tế và triển khai tòa tháp Empire 88 Tower cao 88 tầng trong thời gian sớm nhất.Được biết, cuối tháng 6.2015, UBND TP.HCM đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án cho Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương là liên doanh giữa Công ty cổ phần Tiến Phước và Công ty TNHH bất động sản Trần Thái với đối tác nước ngoài là Keppel Land (của Singapore) và Gaw Capital Partners (có trụ sở tại Hồng Kông). Tại thời điểm công bố, dự án có tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ USD.Theo quy hoạch, dự án được xây dựng trên diện tích 14,5 ha, nằm ven sông Sài Gòn và trong khu lõi trung tâm của khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dự án được thiết kế là một khu phức hợp bao gồm trung tâm thương mại cao cấp, khách sạn 5 sao, văn phòng làm việc, căn hộ, bãi đậu xe ngầm... theo tiêu chuẩn quốc tế. Tổng diện tích sàn xây dựng 730.000 m2, trong đó tòa nhà đa chức năng cao 88 tầng, là công trình điểm nhấn tại khu đô thị mới Thủ Thiêm.Đến tháng 2.2017, UBND TP.HCM ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu phức hợp tòa tháp quan sát tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo đó, chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc toàn khu sau khi điều chỉnh bao gồm tổng diện tích sàn xây dựng trên mặt đất từ 730.000 m2 lên 763.438 m2, hệ số sử dụng đất thuần từ 6,54 tăng lên 6,84 lần, số tầng hầm tăng từ hai lên ba tầng, số lượng nhà ở tăng từ 2.831 căn lên 3.787 căn.Hiện nơi đây đã hình thành 3 cụm chung cư cao cấp với tên gọi Empire City và đã bàn giao cho khách hàng về ở.
Thái Lan phát hiện 2 mỏ lithium cực lớn, trữ lượng gần 15 triệu tấn
Vấn đề trọng tâm được thảo luận kỹ lưỡng là giải pháp để đạt mục tiêu TP.HCM tăng trưởng 10% trong năm 2025 và nhiệm kỳ tới.PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Trợ lý Bí thư Thành ủy TP.HCM, phân tích: Để đạt mục tiêu này, TP.HCM cần nắm chắc mức tăng trưởng 8% và sau đó tiến thêm 2% theo lộ trình phù hợp. Cụ thể, để đạt mức tăng trưởng 8% dựa trên các động lực truyền thống như các năm 2017 - 2019, tổng vốn đầu tư xã hội phải đạt 33% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), tức khoảng 660.000 tỉ đồng.Trong đó, nguồn vốn ngân sách được xác định khoảng 100.000 - 120.000 tỉ đồng, nên việc huy động vốn đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài khoảng 500.000 tỉ sẽ là vấn đề mấu chốt. Giải pháp được ông Ngân nêu ra gồm xây dựng khu công nghiệp (KCN) mới, cơ cấu lại KCN cũ để có đất sạch, đẩy nhanh dự án đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội."Nghị quyết 98 đã mở ra về mặt thể chế nhưng gốc rễ của vấn đề là ở môi trường đầu tư, cải cách hành chính", ông Ngân nói thêm. Đối với tăng trưởng 2% còn lại, ông Ngân cho rằng cần sớm triển khai trung tâm tài chính quốc tế, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ gắn với khu đô thị lấn biển, khu thương mại tự do, công nghiệp văn hóa...Đồng quan điểm, thạc sĩ Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, cho rằng để tăng trưởng kinh tế bền vững thì phải liên tục tìm kiếm động lực mới. Riêng với TP.HCM, các động lực mới gồm đề án đường sắt đô thị, khu thương mại tự do tại Cần Giờ, trung tâm tài chính, thành lập các thành phố mới trong TP.HCM. Muốn khơi thông các động lực này, cần những cơ chế, chính sách đặc thù mạnh hơn từ T.Ư.Trao đổi sâu hơn về đường sắt đô thị, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đánh giá mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) sẽ tạo nguồn lực rất lớn để TP.HCM đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số. Trong đề án mới đây, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2035 xây dựng hoàn chỉnh 7 tuyến đường sắt đô thị, tổng chiều dài khoảng 355 km với tổng mức đầu tư ước hơn 40 tỉ USD."TP.HCM có tham vọng làm hàng trăm km đường sắt đô thị chỉ trong khoảng một thập niên; nhưng khi nhìn lại tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cần gần 20 năm thì mục tiêu này là thử thách rất lớn", kiến trúc sư Nam Sơn dẫn chứng. Nêu giải pháp, chuyên gia này cho rằng để phát huy hiệu quả mô hình TOD cần một hệ sinh thái đi kèm, đặc biệt là hạ tầng kết nối, giao thông công cộng, mạng lưới xe buýt bao trùm toàn địa bàn, kết nối đa phương tiện từ sân bay, cảng biển đến đường sắt, đường thủy… Song song đó, các cơ quan T.Ư và TP.HCM cần điều chỉnh nhiều quy định về bồi thường, xác định ranh giới, vùng ảnh hưởng, công tác quy hoạch, tìm nhà đầu tư chiến lược… cho đồng bộ để dễ dàng triển khai.Trao đổi lại, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết đã giao nhiệm vụ cho các ngành tham mưu và mời tư vấn uy tín quốc tế làm quy hoạch không gian ngầm, gắn với phát triển đô thị mô hình TOD. Trong đó, mô hình TOD đang tiếp cận ở 2 hướng, gồm 6 vị trí trong đề án đã được nghiên cứu và tiếp tục rà soát vị trí phù hợp. "Vừa rồi, TP.HCM giao một doanh nghiệp đề xuất làm TOD đoạn từ ngã tư Hàng Xanh ra QL13. Chúng ta có nhiều phương thức để học hỏi cách làm và triển khai", ông Mãi nói thêm.Về giao thông, ông Mãi cho biết năm 2025 sẽ khởi công dự án Vành đai 2, cuối năm cơ bản hoàn thành Vành đai 3 và khởi công Vành đai 4, đồng thời làm các cao tốc kết nối. "Đến năm 2028 - 2029 sẽ cơ bản hoàn thiện vành đai, cao tốc", ông Mãi cho biết. Riêng tuyến đường thủy và đường ven biển nối ĐBSCL, TP.HCM sẽ báo cáo Thủ tướng giao địa phương mời tư vấn nghiên cứu mô hình đường ven biển của Hà Lan, mở ra không gian rất lớn cho cả vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.Đối với đường sắt, TP.HCM đang xây dựng các cơ chế, đề xuất T.Ư cho phép thực hiện theo hướng "chìa khóa trao tay" để triển khai nhanh, trong đó ưu tiên làm sớm tuyến trung tâm TP.HCM - Cần Giờ, Thủ Thiêm - Long Thành, TP.HCM - Cần Thơ.Về mục tiêu tăng trưởng 10%, ông Mãi cho biết địa phương đã có kịch bản và các kế hoạch triển khai, như huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp, xử lý dự án dở dang, cải thiện môi trường đầu tư, công tác điều hành.Trong năm 2025, TP.HCM sẽ tháo gỡ vướng mắc, đưa vào khai thác 230 ha đất từ các KCN, giải ngân 110.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, huy động 90.000 tỉ đồng vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng cung cấp hơn 350.000 tỉ đồng…TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, đánh giá: Sau 18 tháng, Nghị quyết 98 đã mang lại kết quả rõ nét, góp phần gỡ điểm nghẽn, giúp tăng trưởng kinh tế. Nghị quyết cũng khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám suy nghĩ của đội ngũ cán bộ.TS Vũ đề nghị triển khai quyết liệt các dự án đối tác công - tư về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thu hút nhà đầu tư chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, việc triển khai Nghị quyết 98 cần gắn với hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị phù hợp với quy mô và vị trí, vai trò của TP.HCM.
Ghi nhận của PV Thanh Niên trưa 29 tết tại chợ hoa trên đường Trần Hưng Đạo (Q.Thuận Hóa, TP.Huế), rất nhiều nhà vườn vẫn còn số lượng lớn chưa bán hết. Trời mưa, nên cảnh buôn bán tại đây thêm phần ảm đạm.Khác với cảnh nhộn nhịp ngoài đường, một số thương lái người miền Bắc đang đối mặt với số lượng lớn hoa ế ẩm.Anh Lê Văn Trác (45 tuổi, người dân ở làng đào Nam Mỹ, xã Nam Điền, H.Nam Trực, Nam Định) vượt hơn 600 km vào Huế để bán hoa đào dịp Tết Nguyên đán này. Đây là năm thứ 13 anh chọn Huế làm điểm kinh doanh hoa tết, cũng là năm anh bán hàng ế ẩm nhất."Năm ngoái đã tệ, năm nay bão lũ mất mùa nhưng thị trường càng tệ hơn, người dân trả giá rẻ lắm. Tôi bỏ vốn 300 triệu đồng nhưng đến giờ chỉ thu được 200 triệu đồng, còn khoảng 150 chậu nữa chưa bán. Chiều nay 5 giờ là tôi lên tàu để về quê nhưng vẫn quyết tâm giữ giá, nếu có lỗ chỉ lỗ 50.000 đồng/chậu chứ rẻ hơn thì không thể bán. Nếu còn thừa sẽ chặt vứt hết, không thể phá giá để tạo thông lệ xấu năm sau người dân chờ 30 tết mới đi mua hoa ép giá thương lái", anh Trác nói.Cạnh hàng anh Trác, hàng quất của anh Lê Tân (27 tuổi, trú tại Kim Long, TP.Huế) cũng rơi vào cảnh ế ẩm khi còn hơn 50% số lượng quất trong vườn. Ban đầu, anh dự kiến bán ra thị trường với giá 800.000 đồng – 1,1 triệu đồng/chậu, tuy nhiên khi hạ giá hơn một nửa để chống "lỗ" vẫn bị người mua ép giá, mặc cả."Giá thấp quá không đủ tiền vận chuyển, thuê chỗ, rồi công bốc vác. Ba năm dịch gần đây năm nào đi buôn cũng không có lãi, bây giờ chấp nhận bán lỗ vì còn 50% cây tại vườn", anh Tân nói.Theo một số người dân đi mua hoa tết, không phải ai cũng thực sự ép giá.Thói quen mua hoa và cây cảnh ngày cuối cùng của năm không phải là muốn mua được giá rẻ mà họ đợi sát ngày mới chọn được cây có dáng ưng ý, hoa nở đúng thời điểm.Chị Hà Thị Ánh Nguyệt (34 tuổi, người dân H.Phú Vang, TP.Huế) vui vẻ sau khi lựa được một chậu hoa đào nở ưng ý. "Cả gia đình tôi đều chỉ được nghỉ từ ngày 28 tết, mất 1 ngày để dọn dẹp nhà cửa và chợ búa. Đến hôm nay mới có thời gian thư thả cùng nhau đi dạo phố, chọn hoa. Tôi không trả giá vì biết hôm nay thương lái đã bán giá rẻ lắm rồi", chị Nguyệt nói.
Chợ quê gần 200 tuổi xuống cấp trầm trọng, chờ kinh phí ‘thay áo mới’
Vừa nhập cuộc, các cầu thủ Hanoi Buffaleos đã tràn lên tấn công, khuấy đảo khu vực cận rổ của CLB Nha Trang Dolphins và nhanh chóng tạo ra cách biệt hơn 10 điểm trước đội chủ nhà. Ở tình thế khó khăn, Sơn Minh Tâm, Huỳnh Vĩnh Quang, Võ Huy Hoàn tự tìm cơ hội cho mình với những cú ném ở khu vực 3 điểm nhưng cũng không thể giúp CLB Nha Trang Dolphins thu ngắn cách biệt. Cặp ngoại binh của CLB Nha Trang Dolphins là Madarious Gibbs và Robert Sampson lên tiếng kịp lúc ở hiệp 2 giúp đội chủ nhà liên tiếp ghi điểm, cân bằng 27-27 trước Hanoi Buffaloes và đưa trận đấu về thế cân bằng.